Time Management: phương pháp quản lý thời gian làm bài PTE hiệu quả

Time Management là một kỹ năng thiết yếu trong đời sống và với bài thi có cấu trúc khá phức tạp gồm nhiều dạng bài như PTE cũng vậy. Việc nắm chắc và kiểm soát tốt thời gian sẽ giúp các bạn cầm trịch được trận đấu và thể hiện tốt nhất trong bài thi của mình. Vì vậy, hãy tìm hiểu các cách quản lí thời gian hiệu quả cùng EFU nhé!

Thời lượng từng phần thi trong PTE

Bài thi PTE có thời lượng kéo dài khoảng 2 tiếng, gồm các phần theo thứ tự như sau như sau:

  • Giới thiệu bản thân: 1 phút
  • Phần 1 – Speaking và Writing (Nói và Viết): 54-67 phút
  • Phần 2 – Reading (Đọc): 29-30 phút
  • Phần 3 – Listening (Nghe): 30-43 phút
time management - quản lý thời gian làm bài PTE hiệu quả
Tổng thời gian làm bài PTE khoảng 2 tiếng và mỗi phần thi sẽ được phân chia thời gian làm bài cụ thể.

2 loại Timing (bấm giờ) chủ lực trong PTE

Loại 1: Bấm giờ cho từng câu hỏi

Đây là dạng cài đặt bấm giờ cho từng câu riêng biệt (5 giây, 40 giây, 10 hoặc 20 phút). Nếu thời gian hết mà bạn chưa hoàn tất trả lời, hệ thống sẽ tự động chuyển câu và không nhận thêm bổ sung hoặc chỉnh sửa nào cho câu đã qua.

Đây là dạng tính giờ phổ biến cho phần thi Speaking, Writing, Listening.

Lưu ý:

Đầu tiên, các bạn nên tìm hiểu và ghi nhớ chính xác quỹ thời gian mình có cho mỗi dạng câu hỏi để không bỡ ngỡ hoặc chủ quan khi làm bài thi. Ngoài ra, do khi đồng hồ đếm hết giờ thì phần trả lời cũng không được chỉnh sửa gì nữa, hãy cố gắng làm xong câu hỏi trước khi hết thời gian nhé!

pte và các phương pháp quản lí thời gian làm bài hiệu quả
PTE có hai dạng Timing là bấm giờ cho từng câu hỏi và bấm giờ cho từng section.

Loại 2: Bấm giờ cho từng section (chuỗi câu hỏi)

Nếu như loại 1 là bấm giờ theo từng câu hỏi thì loại timing thứ 2 sẽ là tính giờ tổng theo từng section gồm nhiều câu hỏi khác nhau. Ở trường hợp này, khi thời gian bấm giờ kết thúc, bạn bắt buộc phải chuyển qua section khác.

Đây là dạng tính giờ phổ biến cho phần thi Reading (khoảng 40 phút) và Listening (khoảng 30 phút; không tính 20 phút của Summarize Spoken Test).

Lưu ý:

Nếu bạn làm xong sớm, thời gian dư sẽ không được chuyển sang cộng dồn cho thời gian của section tiếp theo. Do đó, bạn cần cân bằng tốc độ làm bài để tránh hết giờ trước khi trả lời xong section, cũng như tránh làm vội và xong quá sớm trong khi còn nhiều câu chưa chắc chắn.

Phương pháp quản lí thời gian (Time Management) theo từng phần thi PTE

Phần 1: Speaking và Writing

Phần thi Speaking, Writing được tính giờ theo dạng 1 (cài đặt bấm giờ cho từng câu riêng biệt)

Speaking:

Do máy tự động bấm giờ cho từng câu hỏi nên bạn không cần bận tâm quá nhiều về việc cân đo đong đếm để phân chia thời gian. Tất cả những gì bạn cần làm là tập trung hoàn thành đúng yêu cầu đề bài trong thời gian quy định.

Lưu ý:
Bạn nên bấm qua câu tiếp theo ngay khi ghi âm phần nói của mình để tránh bị thu thêm những tạp âm không đáng có.

Bên cạnh đó, nhiều bạn thường bị lố giờ ở các phần như Read Aloud, Describe Image, Retell Lecture. Nhiều bạn khác lại im lặng trong 4 giây đầu của Repeat Sentence, Answer Short Question khiến câu bị bỏ trống. Do đó, hãy cố gắng chú ý để không mất điểm ở những phần này nhé!

thời gian làm bài của từng phần bài thi pte
Phân chia thời gian hợp lý dành cho từng dạng bài sẽ giúp thí sinh hoàn thành bài thi tốt hơn, tránh việc không đủ thời gian để làm các dạng bài chiếm tỉ lệ điểm cao.
Writing:

Tương tự Speaking, phần thi Writing cũng bao gồm các câu hỏi được bấm giờ sẵn cho từng câu. Phần Summarise Written Text chiếm 10 phút. Phần Essay chiếm 20 phút.

Lưu ý:

Tình trạng không làm kịp bài, đang viết thì hết giờ là một trong những vấn đề đau đầu của nhiều thí sinh. Để khắc phục, bạn nên luyện tốc độ gõ chữ, cũng như giải đề thường xuyên để làm quen template và xây dựng tư duy xử lí, lên kế hoạch hiệu quả cho bài viết của mình.

Phần 2: Reading

Tư duy thường thấy của nhiều bạn là chia đều 40 phút phần Reading cho 18 câu hỏi, tức là một câu bạn sẽ có đâu đó tầm 2 phút hơn.

Tuy nhiên, điều này không đúng vì mỗi dạng câu hỏi của PTE sẽ chiếm trọng số của tổng điểm khác nhau, có số ô trả lời khác nhau. Trong đó, phần Fill in Blank – Reading & Writing (FIBRW), Fill in Blank – Reading (FIBR) và Re-order Paragraphs (ROP) là quan trọng nhất và cần dành nhiều thời gian hơn các phần còn lại.

Do đó, bạn không nên tự động áp quỹ thời gian 2 phút cho mỗi câu mà nên sử dụng các nguyên tắc sau.

Nguyên Tắc Chia 2:

Số phút làm bài cho mỗi câu = (Số ô cần trả lời)/2

Ví dụ: bài FIBRW có 5 ô -> 5/2 = 2.5 -> chúng ta sẽ dành 2.5 phút cho câu này

Nguyên Tắc 30 Giây:

Mỗi ô quy ước có 30 giây để làm bài.

Ví dụ: bài FIBRW có 5 ô -> 30s*5 = 2.5’ -> chúng ta sẽ dành 2.5 phút cho câu này

Lưu ý:

Kết quả hai nguyên tắc cũng như nhau, nhưng Nguyên Tắc 30 Giây theo tư duy tập trung số thời gian cho từng ô để tránh mất thời gian quá nhiều cho một ô mà bỏ sót các ô còn lại. Trong khi đó, Nguyên Tắc Chia 2 cho phép linh hoạt thời gian cho từng ô để dành thời gian ô dễ cho ô khó hơn.

tips làm bài thi PTE
Cấu trúc bài thi PTE có khá nhiều dạng bài, việc này khiến thí sinh gặp nhiều khó khăn trong việc phân bổ thời gian làm bài hợp lý.

Phần 3: Listening

Ở PTE Listening, thí sinh sẽ có nửa tiếng cho 16 câu (không tính 20 phút của Summarize Spoken Test). Nếu như đối với phần Reading tư duy 2 phút/câu là không phù hợp, thì ở phần Listening lại hoàn toàn ngược lại.

Nguyên Tắc Số 2:

Thời gian mỗi câu = 2 phút = Thời gian nghe + Thời gian làm bài

Lưu ý:

Thí sinh bắt buộc nghe hết đoạn ghi âm trước khi bấm sang câu kế tiếp nên bạn không thể chọn bừa để dành nhiều thời gian hơn cho câu tiếp theo, nên hãy thật tập trung và làm hết sức ở mỗi câu của PTE Listening nhé!

Ngoài ra, một lỗi thường gặp là nhiều bạn dành quá nhiều thời gian vào các phần không quan trọng như MCQs, Highlight Correct Summary hoặc Select Missing Word khiến cho không đủ thời gian cho phần Dictation cuối cùng. Vì vậy, hãy luôn nhớ để dành 6 đến 8 phút cuối cho phần Dictation cũng rất quan trọng này nha!

Tổng kết

Bài thi PTE có rất nhiều dạng bài khiến nhiều bạn bị rối với chiến lược phân bổ thời gian chưa hợp lí. Tuy nhiên, bằng cách nắm chắc các cách quản lí thời gian vừa nêu trên, EFU tin rằng các bạn có thể dễ dàng làm chủ được thời gian và bài thi của mình.

Tự học tiếng Anh tại nhà chính là giải pháp tối ưu dành cho những bạn không có thời gian tham gia lớp học trực tiếp hoặc muốn tự ôn luyện thêm ngay tại nhà sau giờ học. Trong bài viết này, EFU giới thiệu đến bạn đọc 6 website tự học tiếng Anh tại [...]

Phát âm đúng là một phần đặc biệt quan trọng trong việc học bất kỳ ngôn ngữ nào, và nhất là khi bạn học tiếng Anh. Bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến việc mọi người hiểu bạn, mà còn tác động đến ấn tượng ban đầu của mọi người dành cho bạn. Hãy cùng [...]

Skimming và Scanning là hai kỹ năng đọc vô cùng cần thiết mà các bạn học sinh sinh viên cần thành thạo. Hãy cùng EFU xem qua bài viết sau để hiểu rõ hơn về hai phương pháp giúp ích gì trong quá trình đọc hiểu nhé! Nội dung bài viết:1 Skimming là gì?2 Các [...]

PTE Summarize Written Text không chỉ đánh giá về kỹ năng Writing mà còn đánh giá cả kỹ năng Reading của thí sinh. Nhiều bạn sẽ quan ngại vấn đề này nhưng chỉ cần làm theo các bí kíp của EFU cung cấp sẽ giúp bạn nâng cao điểm số. Nội dung bài viết:1 Yêu [...]